1. Zen là phong cách gì?
Zen (Thiền) có một lịch sử lâu đời và có nhiều cách diễn giải. Về cơ bản, Zen là sự hợp nhất giữa tâm trí và cơ thể, là “trạng thái thiền định”. Giúp cơ thể thư giãn, giải phóng căng thẳng và đi vào trạng thái phục hồi. Phong cách Zen đề cao mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên, dù không có một quy tắc cứng nhắc nào.
Zen lấy yếu tố thiên nhiên để mang lại cảm giác tĩnh lặng cho tâm hồn
2. Nguồn gốc phong cách Zen Nhật Bản
“Zen” là một trong những trường phái Phật giáo. Người ta tin rằng Thiền đã được Bồ Đề Đạt Ma truyền từ Ấn Độ sang Trung Quốc trong thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6. Sau đó được du nhập vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ 11~13. Nên, có thể nói, Zen được chắt lọc từ ba nền văn hóa: Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Phong cách nội thất Zen Nhật Bản đậm chất thiền
3. Đặc điểm nội thất phong cách Zen
Trọng tâm của Zen là mang lại sự cân bằng, tĩnh lặng cho ngôi nhà. Ý tưởng đằng sau phong cách này là biến ngôi nhà của bạn thành chốn bình yên trong cuộc sống hối hả này.
- Cửa sổ lớn (Shoji) – Một kiểu vách ngăn được làm bằng gỗ và giấy. Không gian mở, ít đồ đạc, nhưng nhiều ánh sáng tự nhiên.
- Sử dụng nhiều cây xanh, sỏi đá, và Bonsai. Đây là một hình thức mang thế giới tự nhiên thu nhỏ vào nhà.
- Sử dụng chiếu Tatami để lót sàn.
- Sử dụng các kỹ thuật DIY (tự làm).
- Sử dụng nhiều vật liệu tự nhiên. Ưu tiên đồ từ thủ công, như gỗ, gốm, mây tre, vải thô.
- Khu vực trà đạo hoặc vườn khô để dẫn dắt cảm giác Thiền vào tâm thức mọi người.
- Sử dụng đồ nội thất có trọng tâm thấp. Tối giản đồ đạc để giữ cho ngôi nhà luôn sạch sẽ và ngăn nắp.
4. Điểm chung giữa Zen. Minimalism. Wabi Sabi
Văn hóa Nhật Bản bày tỏ sự tôn kính đối với các truyền thống cổ xưa. Nếu bạn đã từng nghe đến phong cách Wabi-Sabi, thì đây cũng là một khái niệm trong triết học Zen. Nơi người ta phải học cách chấp nhận quy luật của tự nhiên.
Tâm trí khó có thể nghỉ ngơi trong một môi trường bừa bộn. Do đó, đồ nội thất phong cách Zen cũng tối giản tương tự như phong cách Minimalism.
5. Kết hợp Zen với thiết kế hiện đại
Khi nghĩ về phong cách nội thất Zen, những hình ảnh nào xảy ra trong tâm trí bạn? Bạn có thể tưởng tượng ra một khu vườn khô với cát và sỏi. Hoặc một giọt nước rơi xuống từ một ống tre bên một chậu đá, v.v…
Những hình ảnh như vậy có vẻ đậm chất Zen, và ảnh hưởng sâu sắc đến các nền nghệ thuật khác của Nhật Bản. Như nghệ thuật trà đạo, thư pháp, kiến trúc và nội thất.
5.1. Không gian mở
Một ngôi nhà kiểu Nhật Bản luôn có không gian rộng mở, ngay cả khi ngôi nhà có diện tích nhỏ. Đó là nghệ thuật tài tình của các nhà thiết kế nội thất Nhật Bản.
Các vật dụng và nội thất trong phòng đều có mục đích và vị trí hoàn hảo. Có nghĩa là tất cả các vật dụng đã được tiết giản để giải phóng năng lượng. Bởi năng lượng chỉ tốt khi được luôn chuyển từ phòng này sang phòng khác. Điều này giúp mang lại sức khỏe và tinh thần tốt hơn.
5.2. Sử dụng các yếu tố tự nhiên
Người Nhật rất giỏi trong việc kết hợp các yếu tố tự nhiên với chủ nghĩa hiện đại. Bởi chúng mang lại cảm giác yên bình và tĩnh lặng đặc biệt cho bất kỳ ngôi nhà nào.
Giếng trời, cửa sổ lớn sẽ mang lại nhiều ánh sáng tự nhiên hơn. Tất nhiên, không thể thiếu cây xanh như cây Bonsai, dương xỉ, v.v…Ngoài ra, Bạn cũng có thể sử dụng cách cắm hoa theo phong cách Nhật Bản, còn được gọi là nghệ thuật Ikebana, để căn phòng thêm sinh động.
5.3. Màu sắc
Bảng màu ưa thích của thiết kế Zen là màu trung tính và tự nhiên. Các tông màu tự nhiên, bao gồm màu be, nâu đất, xanh dương và xanh lục. Những màu này nâng cao cảm giác yên bình và kết nối với thế giới xung quanh.
Màu xám nhạt của đá, màu xanh nhạt của bầu trời, màu xanh của thực vật, và của bãi biển đầy cát…là những màu tuyệt vời để xem xét. Một bảng màu lạnh có thể giúp căn phòng cảm thấy tĩnh lặng. Các màu ấm cho cảm giác thanh bình, và màu trung tính tạo bầu không khí dễ chịu.
Thiết kế phong cách Zen với các tông màu trung tính và tự nhiên
5.4. Cửa lùa và vách ngăn
Người Nhật sử dụng cửa lùa (trượt) để tiết kiệm diện tích & tránh cản trở lối đi. Hoặc để phân chia không gian một cách linh hoạt. Khi cần thiết, có thể tháo rời và cất gọn giúp mở rộng không gian. Đồng thời để giữ cho ngôi nhà luôn ngập tràn ánh sáng tự nhiên.
Theo thời gian, những cánh cửa lùa đã được thay thế bằng những tấm kính trông hiện đại hơn. Nhưng không thể phủ nhận rằng, cửa lùa shoji kiểu Nhật Bản vẫn có một chất riêng khó nhầm lẫn.
Cửa lùa rất đặc trưng trong thiết kế kiểu Nhật - Zen
5.5. Sử dụng gỗ & vật liệu thủ công
Vì kiến trúc và thiết kế nội thất phong cách Zen Nhật Bản chủ yếu tập trung vào thế giới tự nhiên, nên hãy sử dụng nhiều các vật liệu tự nhiên. Điển hình như, chiếu Tatami, cửa ra vào và cửa sổ, vách ngăn, và rèm làm từ giấy. Do đó rất nhẹ và linh hoạt.
Vải, giấy dán tường hoặc thảm và thảm có hoa văn nặng nề hoàn toàn không phù hợp với phong cách này. Một lần nữa, hãy nghĩ đơn giản và đơn giản.
5.6. Lối vào
Ở Nhật Bản, dù là biệt thự hay căn hộ chưng cư, thì hầu hết người Nhật đều trang bị khu vực đón khách, gọi là “Genkan”. Genkan giống như tiền sảnh, là nơi gia chủ chào đón khách, nhưng được trang trí rất đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản.
Tuy nhiên, khác với tiền sảnh thông thường, trong quan niệm của người Nhật, Genkan còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa khác nữa.
5.7. Ánh sáng
Dù tự nhiên hay nhân tạo, ánh sáng là một thành phần quan trọng đối với một thiết kế Zen. Thiết kế Zen chủ yếu sử dụng ánh sáng nhẹ hoặc tự nhiên để tạo cảm giác thư thái. Đây là lúc đèn sàn, nến thơm có thể phát huy tác dụng.
Tránh sử dụng ánh sáng quá gay gắt. Thay vào đó, sử dụng các nguồn sáng dán tiếp để làm dịu nhẹ các giác quan. Tránh xa những ánh đèn có cường độ mạnh chiếu từ trần xuống.
Thiết kế Zen sử dụng ánh sáng nhẹ & tự nhiên để tạo cảm giác thư thái trong tâm hồn.
5.8. Mùi hương
Bước vào ngôi nhà phong cách Nhật bạn sẽ ngạc nhiên bởi hương thơm nhẹ lan tỏa. Một bộ ấm trà đơn giản, có thể là một bổ sung tuyệt vời cho phong cách Zen cả về mùi hương lẫn trang trí.
Tinh dầu cũng là cách tuyệt vời để giúp thư giãn và xả stress, đặc biệt là các loại tinh dầu tự nhiên chiết xuất từ hoa, vỏ cây…để cân bằng, và thúc đẩy sức khỏe cũng như tâm trí.
Mùi hương là một bổ sung tuyệt vời cho phong cách Zen
5.9. Âm nhạc
Âm nhạc có thể làm giảm bớt lo lắng, giúp bạn kiểm soát căng thẳng và thậm chí là thể xác. Nếu âm nhạc là thứ bất biến trong cuộc sống, thì việc khai thác nó trong phòng thiền có thể mang lại lợi ích lâu dài.
5.10. Đơn giản và sạch sẽ
Điểm quan trọng khi kết hợp thiết kế nội thất Zen Nhật Bản là giữ cho mọi thứ đơn giản và đơn giản. Kết hợp chủ nghĩa tối giản với phong cách Scandinavian & Wabi-Sabi để mọi thứ trông tuyệt vời hơn.
5.11. Sử dụng đồ nội thất thấp
Như đã nói ở phần trước, người Nhật Bản thích sử dụng sàn nhà hơn là những chiếc ghế. Bạn có thể đưa ý tưởng này vào thiết kế của mình.
Để kết hợp vào trong một khung cảnh hiện đại, bạn có thể sử dụng thiết kế đồ nội thất cho phép người dùng điều chỉnh độ cao. Khi tiếp khách theo phong cách Nhật Bản, bạn chỉ cần điều chỉnh cao thấp, và ngồi trên sàn như kiểu truyền thống. Thậm chí có thể có một buổi trà đạo đúng nghĩa.
Phong cách Zen thích sử dụng sàn nhà hơn là những chiếc ghế
5.12. Vườn khô (Zen garden)
Theo truyền thống, vườn khô Nhật Bản không dành cho dã ngoại. Đó như là một nơi thiêng liêng để thực hành thiền, chiêm ngưỡng và tìm kiếm sự tự do của tâm trí.
Ngoài cây cối, bạn có thể sử dụng cát, sỏi nhỏ hoặc đá cuội. Nước thúc đẩy cảm giác yên bình với âm thanh dễ chịu. Một khu vườn là yếu tố không thể thiếu. Vườn Thiền được thực hiện với cát, sỏi và những chiếc cào. Những đường kẻ đặc trưng là một cách để thực hành chánh niệm.
Vườn Zen tĩnh lặng để tìm kiếm sự tự do của tâm trí.
6. Mẫu nội thất phong cách Zen – Phòng khách
Đây là không gian có nhiều ý tưởng để sáng tạo. Một phòng khách lấy cảm hứng từ Zen sẽ mang lại cảm giác đặc biệt yên bình. Tuy có điểm tương đồng với thiết kế tối giản Minimalism, nhưng không thể phủ nhận rằng phong cách Zen rất được chào đón.
Phong cách Zen sử dụng đồ nội thất có trọng tâm thấp
7. Thiết kế phòng ngủ Zen
Để thiết kế phòng ngủ Zen, hãy sử dụng màu sắc tự nhiên để giúp căn phòng có cảm giác êm dịu. Loại bỏ sự lộn xộn, đồ đạc tối thiểu nhất có thể. Tích hợp các yếu tố cây xanh, vật liệu hữu cơ, ánh sáng tự nhiên, và mùi hương thiên nhiên dễ chịu.
Phòng ngủ Zen loại bỏ sự lộn xộn giúp dễ đi vào giấc ngủ.
8. Phòng tắm Zen (Thiền) kiểu Nhật Bản
Với Zen, tắm không đơn giản chỉ là vệ sinh cơ thể, mà còn mang đến sự thư giãn cho tất cả các giác quan. Phòng tắm phong cách Zen, có bồn tắm thường làm bằng vật liệu tự nhiên gọi là Ofuro. Những bồn này được làm từ đá hoặc gỗ Hinoki rất bền và chắc.
Bồn tắm được làm từ đá hoặc gỗ Hinoki rất bền và chắc.
9. Kiến trúc Zen hiện đại
Thẩm mỹ Zen của Nhật Bản đã tồn tại qua nhiều thế kỷ và tiếp tục ảnh hưởng đến kiến trúc hiện đại. Mặc dù những cấu trúc hiện đại thường thiếu các yếu tố của một ngôi nhà truyền thống, nhưng chúng cho cảm giác đồng nhất & đường nét rõ ràng.
Kiến trúc Zen hiện đại với các đường nét rõ ràng
8. Zen theo cách của bạn
Đã có thời, mọi người cho rằng việc mua những đồ nội thất đắt tiền khiến ngôi nhà trông đẹp hơn. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, mọi người đã hiểu được ý nghĩa của sự tối giản là gì. Khái niệm này dần dần được tích hợp vào không gian sống, được truyền tải qua những cảm xúc gắn liền với triết lý Zen.
Đưa yếu tố Zen vào ngôi nhà, giúp tạo ra một môi trường yên bình, thư thái. Giảm bớt những căng thẳng và áp lực của cuộc sống. Tăng cường sức khỏe, thậm chí kéo dài tuổi thọ.
Trên là một số cách mà bạn có thể kết hợp yếu tố Zen vào thiết kế nội thất hiện đại. Hãy cân nhắc sử dụng chúng một cách có chọn lọc trong thiết kế của bạn.